Tòa nhà TPBank, 57 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Kiến Trúc Cổ Điển
Khởi nguồn từ các kiến trúc sư người Scotland, nhà thiết kế Robert Adam và những người anh em của ông đã đưa ra cách giải thích mới cho phong cách cổ điển và từ đó định nghĩa biệt thự bán cổ điển cũng được hình thành. Đó cũng là cơ sở ban đầu để bắt nguồn cho một trào lưu mới – kiến trúc bán cổ điển.
Đặc trưng phong cách kiến trúc bán cổ điển là ưa chuộng sử dụng những cột tròn làm trụ chính, cửa sổ với mái vòm tròn, vòng cung mềm mại theo quy luật chặt chẽ.
Kiến trúc này tạo ra không gian mở với những khoảng cửa sổ kính tận dụng ánh sáng thiên nhiên.
Những căn phòng được thiết kế để gợi lên một cảm giác phấn khích cho con người bởi chính sự dịch chuyển tương phản giữa hình dáng và màu sắc của từng khối chi tiết.
Không chỉ mang lại vẻ thẩm mỹ cho không gian nhà ở, trường phái kiến trúc bán cổ điển luôn tạo cho người nhìn cảm giác sang trọng, có bản sắc riêng biệt.
Rất nhiều công trình nổi tiếng đã áp dụng phong cách kiến trúc này như là: thánh địa hồi giáo Stourhead House tại Palladian, biệt thự Woburn Abbey – biểu tượng của kiến trúc Anh, bảo tàng Altes tại Berlin – Đức, nhà hát Red Army tại Matxcơva – Nga.
Qua hàng trăm năm, những giá trị kiến trúc, thẩm mỹ của các công trình này vẫn được thế giới chiêm ngưỡng và tôn vinh như những biểu trưng cho một thời hoàng kim của văn hóa, kiến trúc nhân loại.
Kế thừa những nét tinh tế và cao sang từ nguyên gốc kiến trúc cổ điển nhưng vẫn không quên tính ứng dụng hiện đại, kiến trúc bán cổ điển đã thống trị tại hầu hết các công trình cao cấp, hạng sang cho tới tận ngày nay.